Mặc dù mọi người vẫn tương tác với nội dung mà bạn bè họ chia sẻ, nhưng xu hướng mạng xã hội nói chung đã chuyển sang “sử dụng feed khám phá nội dung, tìm kiếm các chủ đề thú vị, chia sẻ thông qua tin nhắn và tương tác ngay tại đó”.
“Trong thế giới như vậy, việc ai thực sự là người sản xuất nội dung bạn đang tìm kiếm không còn là điều quá quan trọng, người dùng chỉ quan tâm tới nội dung nào hay nhất”, Zuckerberg nói.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, sự thành công của TikTok là nhờ vào thuật toán đề xuất những video ngắn hấp dẫn cho người dùng, dựa trên thói quen và lịch sử tìm kiếm nội dung của họ.
Sự trỗi dậy của nền tảng chia sẻ video đến từ Trung Quốc là một thách thức đáng kể với Meta, trong bối cảnh Facebook đối mặt lượng người dùng suy giảm, cùng với việc vốn hoá công ty bốc hơi hơn 56% trong năm nay.
CEO Meta thừa nhận TikTok “là đối thủ cạnh tranh hiệu quả” và công ty đã “chậm chạp thích nghi” do ý tưởng này không phù hợp với quan niệm về truyền thông xã hội của cá nhân nhà sáng lập Facebook. Theo Zuckerberg, TikTok “giống với một phiên bản rút gọn của YouTube”.
Cha đẻ của Facebook tin rằng, Meta cần tập trung phát triển thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp đề xuất các nội dung, gồm cả ảnh và văn bản cho người dùng, thay vì chỉ các video ngắn.
“Đôi lúc tôi muốn xem những video ngắn, nhưng phần lớn thời gian tôi chỉ muốn tìm kiếm những thứ hay ho nhất”, CEO Meta cho hay.
Cũng trong tuần này, công ty của Zuckerberg đã ra mắt Quest Pro, thiết bị đeo thực tế ảo dành cho phân khúc những người chuyên nghiệp với giá 1.500 USD.
Thế Vinh(Theo CNBC)
" alt=""/>Mark Zuckerberg thừa nhận thất bại trước TikTokCCI cũng cấm Google thực hiện một số thoả thuận chia sẻ doanh thu nhất định với các nhà sản xuất smartphone, khi nhận định hành vi này giúp Google đảm bảo vị thế độc quyền với những dịch vụ tìm kiếm và “loại trừ hoàn toàn đối thủ cạnh tranh”.
Gã khổng lồ tìm kiếm đang đối mặt với hàng loạt vụ kiện chống độc quyền và việc thắt chặt quy định hiện hành với lĩnh vực công nghệ tại Ấn Độ. Cơ quan giám sát cạnh tranh cũng xem xét riêng hoạt động kinh doanh của Google đối với thị trường TV thông minh và hệ thống thanh toán trong ứng dụng (in-app) của công ty này.
Đầu năm nay, Google đã bị cơ quan chức năng EU phạt 5 tỷ USD do yêu cầu các nhà sản xuất phải cài đặt sẵn ứng dụng của công ty trên thiết bị chạy Android.
Tại thị trường Ấn Độ, Google buộc phải không hạn chế người dùng gỡ bỏ cài đặt ứng dụng cài sẵn như Google Maps và Gmail. CCI cũng yêu cầu công ty của Mỹ cho phép người dùng tự lựa chọn công cụ tìm kiếm với tất cả dịch vụ liên quan ngay trong lần thiết lập điện thoại đầu tiên.
Theo Counterpoint Research, hệ điều hành Android của Google đang chiếm 97% trong số 600 triệu smartphone tại Ấn Độ.
Thế Vinh (Theo SCMP)
" alt=""/>Lợi dụng vị thế ‘độc tôn’, Google lĩnh án phạt 162 triệu USD tại Ấn ĐộTIN BÀI KHÁC:
Sự thật về những viên thuốc làm từ thịt người